Đối với AAG, thay vì hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục sự cố vào hôm nay, ngày 7/7 như kế hoạch đã công bố trước đó, thời gian sửa cáp sẽ còn kéo dài đến ngày 17/7, do trong quá trình khắc phục lỗi trên nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km, đã phát hiện thêm lỗi thứ hai ở gần đó.
Theo đó, dự kiến lỗi nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km của tuyến cáp AAG sẽ được sửa xong vào ngày 9/7. Tiếp đó, từ ngày 11/7 đến ngày 17/7, tàu sửa cáp sẽ tiếp tục sửa chữa điểm lỗi thứ hai mới được phát hiện.
Như vậy, nếu việc sửa chữa, khắc phục các sự cố trên 2 tuyến cáp biển AAE-1 và AAG được tiến hành thuận lợi theo đúng kế hoạch nêu trên thì sau 10 ngày nữa, kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế mới hoạt động trở lại bình thường.
AAE-1 và AAG là 2 trong 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế, cùng với các tuyến cáp APG, IA và SMW3.
Trong đó, tuyến cáp AAE-1 được đưa vào khai thác từ tháng 7/2017, có vai trò nâng cao chất lượng hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore. Tuyến cáp biển này được ứng dụng công nghệ tiên tiến; có mạng lưới, trạm cập bờ và các điểm kết nối được hoạch định tối ưu và linh hoạt, hỗ trợ nhà mạng có thêm nhiều phương án thiết kế để điều chuyển lưu lượng.
Được đưa vào khai thác sớm hơn cáp AAE-1 gần 8 năm, tuyến cáp biển AAG có chiều dài 20.191 km, Kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, cáp AAG đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Mặc dù thường xuyên gặp sự cố, phải bảo trì trong hơn 10 năm qua, song theo đánh giá của các chuyên gia, AAG hiện vẫn là tuyến cáp biển có vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.
Lần gần đây nhất, 2 tuyến cáp AAE-1 và AAG đã lần lượt gặp sự cố vào các ngày 22/5 và 22/6. Cụ thể, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố vào ngày 25/5 trên đôi sợi FP10 của phân đoạn S1H.1. Vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Cape D’Aguilar, Hong Kong, Trung Quốc khoảng 2.072 km hướng về phía trạm cập bờ Vũng Tàu, Việt Nam. Nguyên nhân sự cố được xác định là do đứt sợi, gây gián đoạn một phần dịch vụ của các nhà mạng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) trên đôi sợi FP10.
Trong khi đó, cáp AAG xảy ra sự cố vào sáng ngày 22/6 trên nhánh S1H cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km. Sự cố này ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc), với mức độ ảnh hưởng theo ước tính của một đại diện ISP tại Việt Nam là dưới 15% tổng dung lượng.
Vân Anh
Sự cố xảy ra ngày 22/6 trên tuyến cáp AAG dự kiến được khắc phục từ 2/7 đến 7/7. Cũng được sửa bắt đầu từ ngày 2/7, cáp quang biển AAE-1 sẽ khôi phục hoàn toàn dung lượng vào 11/7.
" alt=""/>Diễn biến mới nhất về tiến độ sửa 2 tuyến cáp biển AAETháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND tối cao (nay là TAND cấp cao) tại TP.HCM đã tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm trong việc chiếm đoạt số tiền 1.085 tỉ đồng.
Tuy nhiên, ngày 13/2 phát biểu với báo chí, lãnh đạo TAND TP.HCM cho biết, cơ quan này đang thụ lý và chuẩn bị đưa ra xét xử vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2.
Theo đó, căn cứ vào kết quả điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn tiếp tục bảo lưu quan điểm truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải về tội tham ô tài sản như quan điểm của bản án phúc thẩm.
Huỳnh Thị Huyền Như trước tòa |
Và tại sao các cơ quan tiến hành tố tụng lại có quan điểm khác nhau trong việc xác định tội danh đối với hành vi phạm tội này?
Để trả lời các vấn đề trên, trước hết cần xác định, tài sản mà Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt, thực chất là của ngân hàng hay của những đơn vị, tổ chức, cá nhân đã mở tài khoản hoặc gửi tiền vào ngân hàng này?
Đủ yếu tố cấu thành tội phạm
Chúng ta đều biết, trên thực tế, cho dù khách hàng có mở tài khoản hay gửi tiền vào bất kỳ một ngân hàng nào, thì bản thân họ cũng không phải là người trực tiếp nắm giữ tài sản là số tiền đó. Trái lại, chính ngân hàng mới là người có quyền quản lý, điều phối và sử dụng số tiền trên trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, cái gọi là “tài sản” của một cá nhân hay đơn vị tổ chức nào đó khi mở tài khoản tại ngân hàng, thực chất chỉ là một “quyền về tài sản”. Còn trên thực tế, họ hoàn toàn không phải là người trực tiếp chiếm hữu, quản lý hay sử dụng đối với tài sản là số tiền này.
Chẳng hạn, Nguyễn Văn A có tài sản là số tiền một tỷ đồng. A mang số tiền trên đến gửi tại một ngân hàng. Như vậy, kể từ thời điểm A nộp tiền vào tài khoản ngân hàng, số tiền này không còn thuộc quyền sở hữu của A nữa mà đã được chuyển sang ngân hàng.
Ngân hàng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với số tiền trên. Còn bản thân sẽ được ngân hàng xác nhận bằng một chứng thư, ghi nhận A có số tiền một tỷ đồng gửi tại ngân hàng trên. Chứng thư xác nhận này là cơ sở pháp lý để A thực hiện quyền tài sản của mình, cũng như giấy vay nợ là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền đòi nợ trên thực tế.
Như vậy, không thể cho rằng, số tiền của các đơn vị, tổ chức, cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt là tài sản của các tổ chức cá nhân này, để từ đó xác định Huỳnh Thị Huyền Như có hành vi lừa đảo các tổ chức, cá nhân này để chiếm đoạt tài sản, mà cần phải xác định, đây chính là số tiền của ngân hàng bị Như chiếm đoạt.
Sẽ là điều phi lý và không có cơ sở khoa học, khi xác định hành vi chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của Như là phạm tội lừa đảo, và những đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi tiền vào tài khoản của ngân hàng bị Như chiếm đoạt là người bị hại trong vụ án.
Vì trên thực tế, số tiền trên không thuộc quyền sở hữu của họ, cái mà họ đang sở hữu, thực chất chỉ là một quyền về tài sản thuộc phạm vi “trái quyền” (hay còn gọi là quyền đối nhân).
Tức là quyền được yêu cầu ngân hàng tính lãi hay giải ngân vào một thời điểm nhất định, chứ không phải “vật quyền” (hay còn gọi là quyền đối vật) là quyền trực tiếp chiếm giữ và hành xử trên vật (tài sản).
Trong khi đó, khách thể của tội lừa đảo nói riêng và các tội phạm có tính chất chiếm đoạt nói chung, được xác định là chính đối tượng tài sản, chứ không phải quyền về tài sản. Nhất là, đối với các quyền về tài sản thuộc phạm vi quyền đối nhân, thì lại càng không thể trở thành khách thể hay đối tượng chiếm đoạt của loại tội phạm này.
Cần phải truy tố
Trong vụ án này, Huỳnh Thị Huyền Như không trực tiếp nhận tài sản từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà chỉ dẫn dụ họ tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng.
Và, chỉ sau khi họ đã hoàn tất các thủ tục gửi tiền vào ngân hàng này, thì Như mới lập các chứng từ giả, chữ ký giả của chủ tài khoản, sau đó dùng quyền của Trưởng phòng giao dịch để chuyển tiền sang tài khoản của Như.
Vì vậy, không có cơ sở để truy tố Như về hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân tham gia gửi tiền vào tài khoản thanh toán của ngân hàng.
Việc Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trực tiếp chiếm đoạt số tiền 1.085 tỷ đồng đang thuộc quyền quản lý, sử dụng hợp pháp của ngân hàng, có dấu hiệu cơ bản của tội tham ô tài sản theo quy định tại điều 278 BLHS 1999.
Vì vậy, cần phải truy tố và xét xử Huỳnh Thị Huyền Như về tội danh này đúng theo quy định của pháp luật.
Để dụ các "con mồi" vào bẫy, Huyền Như sẵn sàng dùng tiền cá nhân để trả tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, phí môi giới.
" alt=""/>Tin pháp luật: 'Siêu lừa' Huyền Như giai đoạn 2: Đủ yếu tố cấu thành tộiBên cạnh đó, VNPT còn đạt 2 giải Bạc gồm giải thưởng đổi mới trong truyền hình, giải trí My TV, giải thưởng đổi mới sáng tạo trong ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị tài năng VNPT TAMS và 7 giải Đồng dành cho các giải pháp nền tảng thanh toán VNPT, Tổng đài VSCC, Hợp đồng điện tử VNPT eContract, Hệ thống Quản lý chuỗi giá trị nông sản - VNPT Trace, Hồ sơ sức khỏe điện tử VNPT EHR, phần mềm chuẩn đoán hình ảnh VNPT RIS/PACS và Giải pháp hệ thống thông tin quản lý tòa nhà VNPT BMIS. Đây là những giải pháp đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số tại Việt Nam, mục tiêu đang đặc biệt được quan tâm trong mọi lĩnh vực của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid và đều mang lại hiệu quả thiết thực.
Giải pháp quản trị tài năng VNPT TAMS được VNPT xây dựng và triển khai sử dụng trực tiếp khi ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo AI, nhận diện khuôn mặt, Blockchain để lưu trữ, xác minh dữ liệu, tích hợp họp trực tuyến để tăng cường giao tiếp và thúc đẩy năng suất lao động, kể cả trong giai đoạn dịch bệnh, giãn cách xã hội. VNPT TAMS cho phép hệ thống hoạt động như một cổng thông tin tuyển dụng, sử dụng công nghệ tiên tiến để tìm kiếm, thu hút và kết nối với các ứng viên chất lượng, phù hợp với các cơ hội việc làm trong toàn Tập đoàn VNPT. VNPT TAMS có thể quản lý, đồng bộ tuyển dụng, sàng lọc và đánh giá hồ sơ ứng viên, kiểm tra và phỏng vấn ứng viên, kiểm tra lý lịch và tài liệu tham khảo, quản lý thư mời làm việc, giới thiệu và thử việc.
Việc triển khai giải pháp này đã giúp VNTP đạt được nhiều kết quả tích cực như nhận được hơn 20.000 hồ sơ chỉ trong vòng 9 tháng, xử lý và lựa chọn hàng nghìn hồ sơ mỗi tháng, nhờ đó mà tuyển dụng thêm nhiều nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ thông tin.
![]() |
Ra đời từ năm 2002 đến nay, Stevie Awards được biết đến như một giải thưởng thường niên có uy tín nhất toàn cầu dành cho cộng đồng doanh nghiệp. Giải thưởng đánh giá và đề cao yếu tố sáng tạo, đổi mới (chủ đề cấp thiết của mọi doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0) trong việc hình thành, điều hành, phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm tôn vinh và ghi nhận những thành tựu và đóng góp tích cực của các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Ban giám khảo của giải thưởng là nhiều chuyên gia, quản lý đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Canada, Mỹ... Bởi vậy các sản phẩm tham dự phải trải qua vòng xét duyệt và tiêu chí, nhu cầu nhiều vùng, lãnh thổ.
Danh sách sản phẩm dịch vụ VNPT đạt giải thưởng